Hotline :0908.176.909

Dệt may, da giày xảy ra tai nạn lao động nhiều nhất

Dệt may, da giày xảy ra tai nạn lao động nhiều nhất

Dệt may, da giày chiếm gần 14,2% số vụ và 13,7% số người chết vì tai nạn lao động năm 2021, tiếp đến là khai thác mỏ – khoáng sản 13,3%.

Công bố của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 6/4 cho thấy, trong nhóm ngành nghề xảy ra tai nạn lao động cao còn có sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 10,6% số vụ; xây dựng 9,7%; cơ khí – luyện kim và dịch vụ cùng chiếm 6,2%. Số người chết vì tai nạn lao động cao nhất trong lĩnh vực dệt may, da giày chiếm 13,7%; khai thác mỏ, khoáng sản 12,8% và xây dựng nói chung khoảng 10,3%.

Năm 2021, cả nước xảy ra hơn 6.500 vụ tai nạn lao động làm hơn 6.600 người gặp nạn. Tổng chi phí cho tai nạn lao động và thiệt hại tài sản gần 4.000 tỷ đồng, chủ yếu là tiền thuốc men, mai táng, bồi thường cho gia đình người chết, người bị thương; mất hơn 116.000 ngày công; gần 19.000 người phải đi khám, điều trị. So với năm 2020, tai nạn lao động đã giảm về số vụ, người chết và bị thương, ở trong và ngoài khu vực quan hệ lao động.

TP HCM, Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh, Thái Nguyên là những địa phương xảy ra tai nạn lao động có số người chết nhiều nhất.

ValuesLĩnh vực nhiều tai nạn lao động nhất năm 2021Nguồn Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố vụNgười chếtDệt may, da dàyKhai thác mỏ,khoáng sảnSản xuất vật liệuxây dựngXây dựngCơ khí, luyện kimDịch vụ051015VnExpressDịch vụ● Người chết: 5.3

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn lao động là chủ doanh nghiệp chưa chú ý quy định pháp luật về quản lý kiểm soát rủi ro; người lao động thiếu kiến thức, kỹ năng an toàn khi làm việc, một phần có thể do ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần thời kỳ hậu Covid-19. Cục An toàn lao động cảnh báo tác động của dịch bệnh, việc khôi phục sản xuất kinh doanh sẽ khiến nguy cơ mất an toàn lao động gia tăng, các địa phương cần dành nhiều nguồn lực hơn cho công tác này.

Để giữ an toàn cho người lao động trong bối cảnh trần làm thêm đã tăng từ 40 lên 60 giờ mỗi tháng, tối đa 300 giờ mỗi năm ở tất cả ngành nghề, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng An toàn lao động, nhấn mạnh mức trần này không bắt buộc, có sự chấp thuận của người lao động thì giới chủ mới được tổ chức làm thêm giờ. Đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt áp dụng tới hết năm 2022 để doanh nghiệp phục hồi sản xuất.

Ông Thắng cho hay, các cơ quan nhà nước sẽ tăng cường thanh tra, công đoàn cơ sở giám sát chặt để đảm bảo giờ làm thêm, tiền lương, phúc lợi thực hiện đúng quy định. Với hàng loạt công nhân từng là F0, mắc nhiều di chứng hậu Covid-19, doanh nghiệp sẽ phải khám sức khỏe định kỳ cho cho lao động xem có thể tăng ca hay không.

Bên trong phân xưởng dệt bao bì phục vụ trong công - nông nghiệp. Ảnh: Lam Lê

Bên trong phân xưởng dệt bao bì phục vụ trong công – nông nghiệp. Ảnh: Lam Lê

Nguồn: https://vnexpress.net/det-may-da-giay-xay-ra-tai-nan-lao-dong-nhieu-nhat-4448198.html